[Kiến Thức] Đánh Giá Và Giải Pháp Cho Những Người Thuộc Tuýp Chân Bẹt

Lilian Li-Jung Huang
Đăng ngày 01/02/2021
17,142 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích


Có khi nào bạn cảm thấy mình đi bộ chưa bao lâu mà đã đau chân sau không? Ngoài tư thế đi không đúng, một yếu tố khác gây ảnh hưởng là bàn chân bẹt! Làm thế nào để đánh giá chân bạn có phải là bàn chân bẹt hay không, hay là cách phòng tránh và cải thiện nó, ba cách sau đây sẽ giúp bạn tự tìm lại vòm chân cho mình.

Bàn chân bẹt khiến bạn đi lại khó khăn, sau khi đi sẽ cảm thấy đau nhức là do vòm bàn chân bị xẹp xuống, thiếu đệm vòm, chịu sức nặng của cơ thể khiến bạn không thể đi xa và dễ gặp phải những chấn thương khi chơi thể thao như: Viêm cân gan chân, viêm gân Achilles.

扁平足 走路姿勢不對 足弓塌陷 走久腳酸

 

Đối với bàn chân bẹt, ngoài yếu tố di truyền ra thì cũng có nhiều yếu tố khác gây nên, sau đây tôi sẽ bật mí cho bạn.

 

  Nguyên nhân gây nên bàn chân bẹt

1. Di truyền

Theo khảo sát, có khoảng 15 - 30% người trưởng thành có bàn chân bẹt là do di truyền, vòm cong bàn chân biến mất và toàn bộ lòng bàn chân áp sát xuống đất, dễ hình thành bàn chân bồ câu (pigeon toe), về lâu dài bao gân và gót chân cũng sẽ bị tổn thương.

 

2. Đứng quá lâu hoặc đi bộ quá nhiều

Bàn chân bẹt cũng có thể do các bệnh lý mắc phải, chẳng hạn như thường hay đứng trong thời gian dài tại nơi làm việc, hoặc đi lại nhiều, điều này sẽ làm cho vòm bàn chân yếu đi và bàn chân dần dần bị sụp xuống.

形成扁平足的原因 久站或走太多路

 

3. Tư thế đi bộ không đúng

Khi đi và đứng nếu bạn đặt trọng tâm sai chỗ sẽ làm tăng gánh nặng cho gót chân và khớp gối, dễ gây lõm vòm bàn chân và khiến vòm bàn chân không thể giảm chấn đúng cách, dẫn đến bàn chân bẹt.

 

4. Béo phì hoặc mang thai

Béo quá cũng có thể dẫn đến bị chứng bàn chân bẹt hay sao? Đúng vậy! Người bị thừa cân hoặc khi phụ nữ mang thai, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên và vượt quá tải trọng sẽ khiến vòm bàn chân bị căng, từ đó dẫn đến bàn chân bị bẹt.

 

5. Thiếu vận động nghiêm trọng (chân không có lực)

Người lười vận động cần chú ý, việc ngồi lâu sẽ khiến cơ và dây chằng vòm bàn chân không đủ khỏe nên rất dễ bị xẹp vòm bàn chân. Nhưng đối với những người có bàn chân bẹt, chắc chắn họ sẽ nghĩ: “Chân dễ bị đau như vậy, làm thế nào để tập thể dục?” Bạn cũng có thể thử đạp xe vì việc chạy xe đạp đối với những người có bàn chân bẹt có tác dụng hạn chế những cơn đau của lòng bàn chân!

形成扁平足的原因 運動量嚴重不足 足部無力 扁平足適合騎腳踏車

 

6. Thoái hóa do lớn tuổi

Nếu bạn đi bộ hàng ngày, sức mạnh cơ của nửa cơ thể dưới sẽ không bị mất quá nhanh, đến khoảng 80 tuổi mới thực sự thoái hóa. Nhưng do giao thông và phương tiện công cộng ngày nay ngày càng phát triển nên mọi người càng ít vận động hơn và dễ hình thành bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu sử dụng chân quá mức cũng có thể gây yếu và thoái hóa cơ sau của xương chày.

 

7. Gây ra bởi bệnh tật và chấn thương

Nếu là do chấn thương bàn chân, chấn thương mắt cá chân và các bệnh khác, chẳng hạn như teo cơ, đều có thể khiến vòm bàn chân bị biến dạng và gây ra bàn chân bẹt.


  Liệu bạn thuộc tuýp chân bẹt? Dưới đây là 4 mẹo để tự kiểm tra

Bạn nghĩ gì về bàn chân bẹt? 4 thủ thuật sau đây giúp bạn có thể tự kiểm tra liệu mình có mắc phải hội chứng bàn chân bẹt không.

1. Quan sát mức độ mòn bên trong đế của đôi giày mà bạn thường sử dụng, và kiểm tra gót giày có bị lệch quá mức hay không.

2. Quan sát vòm chân cao hay thấp khi ở tư thế đứng (có trọng lượng) và khi ở tư thế ngồi (không chịu trọng lượng).

3. Khép hai bàn chân lại với nhau và quan sát từ phía sau xem đường giữa của bắp chân và đường giữa của gót chân có nằm trên một đường thẳng hay không

4. Sau khi giẫm ướt chân, hãy bước lên thảm hoặc giấy màu và quan sát hình dạng của dấu chân.

扁平足自我檢測 觀察腳印形狀

  

  Phương pháp điều trị và khắc phục chứng bàn chân bẹt

Một số người có bàn chân bẹt có thể cho rằng: “Có nhất định phải chỉnh lại không?” Điều này tùy thuộc vào từng cá nhân. Nếu bạn thường xuyên bị đau chân, thậm chí đau vai và cổ, viêm cân gan chân và các triệu chứng của bệnh valgus ngón tay cái, khuyên bạn nên đi khám để được điều trị! Bạn cũng có thể thử ba cách sau đây để tiến hành chỉnh sửa.

 

1. Tập luyện sức bền

Bạn có thể cải thiện sự nâng đỡ và khả năng chống chấn động của vòm chân thông qua 6 hình thức luyện tập bàn chân sau:

Bài tập: Lấy lòng bàn chân bám xuống đất

(1) Bám lòng bàn chân xuống đất, uốn cong các ngón chân thành hình vòng cung.

(2) Đổi qua bên bàn chân còn lại và lặp lại động tác bên trên.

扁平足肌力訓練 腳掌往下抓

 

Bài tập: Xoay lòng bàn chân vào trong

(1) Lòng bàn chân bẹt thường hay bị hướng ra phía ngoài. Vì vậy, hãy thử xoay lòng bàn chân vào trong để cải thiện tình trạng này.

(2) Đổi qua bên bàn chân còn lại và lặp lại động tác trên.

扁平足肌力訓練 腳掌往內翻

 

Bài tập: Oẳn tù tì

(1) Hãy chơi oẳn tù tì bằng cả hai chân. Ví dụ: một chân ra kéo trước, chân còn lại ra búa hoặc bao.

(2) Hai bên chân luân phiên lặp lại động tác trên.

扁平足肌力訓練 剪刀

扁平足肌力訓練 石頭

扁平足肌力訓練 布


Bài tập: Bắt khăn

(1) Chuẩn bị sẵn một chiếc khăn và đặt xuống đất.

(2) Sau đó dùng ngón chân kẹp lấy khăn rồi kéo vào trong, đồng thời cơ vòm cũng phải ra sức.

(3) Đổi qua bên bàn chân còn lại và lặp lại động tác trên.

Lời nhắn từ HLV: Cố gắng chọn mặt đất trơn một chút để tránh việc khăn với mặt đất ma sát quá nhiều khiến bàn chân không thể gắp khăn lên được.

扁平足肌力訓練 足弓肌肉抓毛巾


 Bài tập: Tập luyện mũi chân

(1) Vào tư thế ngồi, giữ lưng thẳng, gác một chân lên đầu gối chân còn lại, đồng thời hai tay giữ chặt chân gác lên.

(2) Gập mũi chân lên xuống, khoảng 20 nhịp.

(3) Sau đó đổi bên.

扁平足肌力訓練 腳尖訓練

 

Bài tập: Tập luyện mắt cá chân

(1) Thực hiện với tư thế ngồi, giữ lưng thẳng, đặt một chân lên đầu gối của chân còn lại, đồng thời giữ chặt chân nâng lên bằng hai tay.

(2) Di chuyển mắt cá chân lên xuống bằng động tác gập cổ chân theo chiều lên xuống, sau đó trái phải (lưu ý: không xoay cổ chân), thực hiện 20 nhịp cho mỗi động tác. So với động tác xoay vòng, việc dịch chuyển lên xuống và sang trái phải giúp mắt cá chân có phạm vi hoạt động lớn hơn.

(3) Đổi qua bên bàn chân còn lại và lặp lại động tác trên.

扁平足肌力訓練 腳踝訓練

 

Chúng ta có thể gộp 6 động tác trên thành một nhóm. Mỗi động tác có thể thực hiện từ 6 đến 10 giây, có thể thực hiện từ 3 đến 5 hiệp tùy vào thể trạng của từng người.

 

2. Thư giãn và giãn cơ

Bạn có thể cố gắng sử dụng con lăn để thư giãn cơ bắp chân, cũng như các cơ của chi dưới, để làm dịu các cơ bị căng.

 

3. Lót đệm chỉnh hình

Phổ biến nhất là sử dụng đế giày để cải thiện các triệu chứng của bàn chân bẹt, hoặc loại giày đặc biệt để phù hợp với hình dạng của bàn chân bẹt, để những người có bàn chân bẹt sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn sau khi mang chúng vào, đồng thời có thể phân tán lực căng cho lòng bàn chân.

Cũng cần nhắc rằng đế giày không thể sử dụng mãi được, phải dựa trên mức độ hoạt động và cân nặng của từng cá nhân để xác định có nên thay hay không, nếu trẻ nhỏ hoạt động nhiều thì độ mòn đế giày sẽ nhanh hơn, nên thay mới trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, còn người bình thường thì từ 1 đến 3 năm.

Hầu hết các triệu chứng của bàn chân bẹt đều không cần điều trị bằng phẫu thuật, trừ trường hợp tình trạng nghiêm trọng thì tùy theo đánh giá của bác sĩ để quyết định phẫu thuật hay không. Tất nhiên nếu bàn chân bẹt đã gây ảnh hưởng đến cơ thể và cuộc sống của bạn thì hãy đi khám và điều trị càng sớm càng tốt, đừng bao giờ chịu đựng quá lâu.


Nguồn bài viết: Running Biji